Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu may mặc của người tiêu dùng. Chúng được chia thành hai nhóm chính là vải sợi tổng hợp và vải tự nhiên. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vải sợi tổng hợp là gì? Các loại vải tổng hợp phổ biến trên thị trường và ứng dụng của chúng.
Sợi tổng hợp là gì?
Trái ngược với vải tự nhiên được tạo ra từ các thành phần có sẵn trong tự nhiên như cây cối, lông động vật thì vải sợi tổng hợp lại là loại vải được tạo ra thông qua tổng hợp hóa học từ than đá, dầu mỏ hay khí đốt. Các sợi này thường được sản xuất thông qua các phương pháp công nghiệp, sử dụng hóa chất để tạo ra sợi có tính chất cụ thể.
Nguồn gốc của vải sợi tổng hợp
Vải sợi tổng hợp có nguồn gốc từ các chất hóa học và các nguyên liệu tổng hợp từ công nghiệp hóa dầu. Các sợi tổng hợp phổ biến bao gồm nylon, polyester, acrylic và spandex. Với mỗi quá trình tổng hợp đều tạo ra loại sợi tổng hợp có đặc tính riêng cho từng mục đích sử dụng.
Tóm tắt quy trình sản xuất vải sợi tổng hợp
Quá trình tổng hợp hóa học là thế, vậy thì quy trình dệt vải sợi phải trải qua những bước chi tiết nào? Có phức tạp hay không? Dưới đây là tóm tắt quy trình chung để tạo ra sợi tổng hợp:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Quá trình bắt đầu với việc chuẩn bị nguyên liệu. Đối với vải sợi tổng hợp nguyên liệu chủ yếu là các hợp chất hóa học có trong dầu mỏ, khí đốt và than đá.
Bước 2: Tạo sợi tổng hợp monomer – polyme
Polyester: Các nguyên liệu sẽ được đưa vào quá trình tổng hợp để tạo phản ứng hoá học giữa ethylene glycol với acid (dimethyl terephthalate) ở nhiệt độ cao. Sau đó sẽ được phản ứng hóa học thêm một lần nữa với acid để tạo ra polyme.
Nylon: đối với nilon các phản ứng hóa học sẽ xảy ra với sự tham gia phản ứng của axit diamine và axit adipic để tạo ra PA 6.
Spandex: tùy theo đặc tính vải cần nhận, các chất macroglycol cùng với monomer diisocyanate sẽ được trộn với nhau với áp suất và nhiệt độ riêng.
Acrylic: Trải qua quá trình trùng hợp với các gốc tự do trong nước để tạo polyme acrylonitril polyacrylonitril.
Bước 3: Tạo sợi tổng hợp
Sau khi đã tạo ra cóc polyme ban đầu các chất này sẽ được làm sạch tạp chất, sau đó sẽ được tiến hành quá trình nung nóng chảy và cho vào máy bơm để phun sợi.
Bước 4: Kéo sợi
Sau khi phun sợi các sợi này sẽ được để nguội trong tự nhiên. Tiếp đến sẽ được kéo sợi để tăng độ bền và kích thước cho vải.
Bước 5: Hoàn thành, nhuộm màu
Các sợi vải hoàn chỉnh sẽ được quấn vào ống và đem đi dệt thành vải thành phẩm. Cuối cùng sẽ là bước nhuộm màu cho vải.
Các loại vải sợi tổng hợp phổ biến và ưu nhược điểm của chúng
Trên thị trường hiện nay có 5 loại sợi tổng hợp chính sau:
Sợi tổng hợp PA (Nylon)
Đây là loại vải sợi được tổng hợp từ than đá, nước và không khí. Vải có đặc tính nhẵn và bóng, các sợi dệt đều nhau nên có độ đàn hồi cực tốt, hạn chế bám bẩn và dễ dàng giặt sạch. Với chất vải nylon áo khô rất nhanh, thoáng mồ hôi, giữ nguyên được hình dạng form áo không bị nhăn theo thời gian.
Ưu điểm:
-
Là loại vải nhẹ, khó bắt bụi.
-
Độ bền cao, chịu ma sát tốt.
-
Vải có khả năng kháng khuẩn.
-
Độ đàn hồi tốt, ít bị nhàu nát và cực kỳ nhanh khô.
Nhược điểm:
-
Thấm hút mồ hôi kém.
-
Khó thoát khi và môi hôi trong quá trình mặc.
-
Sợi PA dễ bị lão hoá, tiếp xúc ánh nắng nhiều rất dễ bị giòn, ố vàng.
Ứng dụng: vải sợi PA thường được ứng dụng để may áo lót, áo khoác đồng phục, quần áo thể thao, các loại giày leo núi, cặp xách trẻ em. Ngoài ra, trong lĩnh vực nội thất sợi PA cũng thường được sử dụng làm rèm cửa, thảm trải sàn, khăn trải bàn hay sợi của bàn chải đánh răng,…
Sợi tổng hợp PE (Polyester)
Là loại sợi được tổng hợp từ than đá, nước, không khí và dầu mỏ. Vải polyester có độ bền cao, dễ định hình và giữ nếp, bề mặt vải có độ bóng cao, ít bám bụi và nấm mốc ngay cả khi thời tiết ẩm ướt.
Ưu điểm:
-
Không nhăn, không co giãn. Khả năng chống mài mòn tuyệt vời.
-
Chống nước tốt, khó phai màu.
-
Khó bám bẩn, có khả năng chống nấm mốc và vi khuẩn, dễ chịu với làn da.
-
Vải poly có trọng lượng nhẹ nên dễ giặt và cực nhanh khô.
Nhược điểm:
-
Độ dày cao, khả năng thấm hút kém nên chỉ thích hợp mặc vào mùa đông, còn mùa hè thì khá nóng.
Ứng dụng: Trong ngành sản xuất may mặc, vải polyester thường dùng để sản xuất các trang phục thể thao, chăn ga gối, dù, bạt, áo mưa và balo chống nước.
Vải sợi PU
Sợi PU là chất liệu được sử dụng nhiều để tạo ra vải lycra, loại vải thường dùng may các loại áo khoác đồng phục học sinh, văn phòng. Vải sợi PU tương đối nhẹ và thoáng khí, vải có khả năng chắn gió và chống thấm nước tốt. Độ bền màu của vải làm từ sợi PU cũng được đánh giá cao.
Ưu điểm:
-
Bề mặt sáng bóng, mịn.
-
Vải cực kỳ nhẹ và thoáng khí, chắn gió, chống thấm tốt.
-
Một số sợi PU tổng hợp rất giống da thật.
Nhược điểm:
-
Mỏng hơn da thật, có mùi hóa chất.
-
Vết vân trên vải không tự nhiên, có phần kém thẩm mỹ.
Ứng dụng: sợi PU thường được sử dụng để may các loại áo da như áo sơ mi đồng phục, áo croptop, áo khoác,…
Vải sợi PAC
Với sợi PAC khi quan sát kỹ bằng mắt thường có thể thấy vải hơi xù lông, vì đây chính là sợi vải thường được dùng để may áo len và áo khoác dạ. Vải sợi PAC có khả năng cách nhiệt, giữ ấm tốt, dễ hút ẩm và thấm hút mồ hôi cho người sử dụng. Sợi PAC khá mềm mịn, tạo sự thoải mái khi mặc, cùng với đó là sự đa dạng về màu sắc làm lên ưu thế của sợi vải này.
Ưu điểm:
-
Khả năng giữ ấm rất tốt.
-
Vải mềm, mịn, khi cọ xát không gây khó chịu cho người mặc.
-
Lớp phủ bên ngoài sợi PAC giúp hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên bề mặt vải.
Nhược điểm:
-
Sợi dễ bung, rách.
-
Độ thấm nước cực kỳ cao, khi thấm nước gây khó khăn cho việc giặt, vắt khô sản phẩm.
Ứng dụng: Ngày nay vải PAC được sử dụng chủ yếu để may các sản phẩm thời trang mùa đông như áo khoác, áo len, chân váy, khăn choàng. Ngoài ra vải PAC có thể được sử dụng làm một số sản phẩm handmade như gấu bông, móc khóa, hoa trang trí,…
Vải sợi PVA
Thành phần sản xuất dựa trên khí đốt, than và dầu mỏ. Vải PVA là một trong những sợi tổng hợp có khả năng chịu nhiệt hiệu quả, chống thấm và chống nắng rất tốt. Có thể sử dụng trong môi trường kiềm, muối, axit thấp nên thường được sử dụng may đồng phục bảo hộ lao động.
Ưu điểm:
-
Chịu tải cực tốt, độ bền cao.
-
Không bị bào mòn bởi các tác nhân bên ngoài.
-
Chống thấm, chống ánh nắng mặt trời hiệu quả.
Nhược điểm:
-
Khả năng thấm hút mồ hôi kém, gây nóng trong quá trình sử dụng.
Ứng dụng: Vải sợi PVA chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp dệt may như may quần áo bảo hộ lao động, làm dây thừng, dây chão hay lưới bắt cá,…